5 ‘chìa khóa vàng’ để giữ thực phẩm an toàn trong mùa nắng nóng

Thực phẩm là nguồn cung cấp năng lượng, chất dinh dưỡng cần thiết để duy trì sự sống, sức khỏe và sự phát triển của cơ thể. Tuy nhiên, cũng có thể là nguồn gốc gây bệnh nguy hiểm và mang lại nhiều hệ lụy khác nếu không được đảm bảo thực phẩm an toàn.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ghi nhận có hơn 200 bệnh lây truyền qua thực phẩm. Do đó, người tiêu dùng cần có kiến thức cơ bản để đảm bảo thực phẩm an toàn, tránh nguy cơ lây truyền bệnh tật.

Thực phẩm luôn phải được rửa sạch và bảo quản kỹ trước khi sử dụng – Ảnh: Internet

Hiện nay, TP.HCM và các tỉnh phía Nam đang trong giai đoạn nắng nóng gay gắt. Thời tiết này cũng là một trong những tác nhân khiến thực phẩm dễ bị ôi thiu, hư hỏng, không đảm bảo an toàn và dễ lây truyền bệnh tật, thậm chí ngộ độc đối với người tiêu dùng.

Theo Sở An toàn thực phẩm TP.HCM, 5 “chìa khóa vàng” để giúp thực phẩm an toàn hơn, nhất là trong điều kiện thời tiết nắng nóng như hiện nay, gồm có: Thực phẩm phải được giữ vệ sinh; để riêng thực phẩm sống và chín; đun nấu kỹ; giữ thực phẩm ở nhiệt độ an toàn; sử dụng nước sạch và nguyên liệu tươi.

Giữ vệ sinh (phòng ngừa các vi khuẩn, vi rút phát triển và lan truyền)

Người chế biến thực phẩm phải rửa tay trước khi chuẩn bị thực phẩm và thường xuyên trong quá trình chế biến thực phẩm; rửa tay sau khi đi vệ sinh; rửa sạch toàn bộ bề mặt và dụng cụ dùng để chế biến thực phẩm; giữ thực phẩm an toàn và khu vực bếp luôn sạch để tránh côn trùng, sâu bọ, các động vật khác xâm nhập.

Để riêng thực phẩm sống và chín (phòng ngừa sự lây lan vi sinh vật gây hại)

Người tiêu dùng không để thịt gia súc, gia cầm hoặc hải sản sống… cùng với các thực phẩm khác; sử dụng riêng các đồ dùng nhà bếp như dao, thớt để chế biến thực phẩm sống; để thực phẩm an toàn trong các dụng cụ chứa có nắp để tránh tiếp xúc giữa thực phẩm sống và chín.

Đun nấu kỹ (tiêu diệt vi sinh vật nguy hiểm)

Khi sử dụng thực phẩm, người dùng phải nấu kỹ, đặc biệt là thịt gia súc, gia cầm, trứng và hải sản. Các thực phẩm như súp, nước dùng phải được đun sôi trước khi ăn.

Đối với thịt gia súc và gia cầm, sau khi nấu, luộc, nước bên trong miếng thịt phải trong, không còn màu hồng; đun kỹ thức ăn còn dư lại từ bữa trước.

Giữ thực phẩm ở nhiệt độ an toàn (ngăn ngừa sự phát triển vi sinh vật)

Người tiêu dùng tuyệt đối không để thực phẩm an toàn đã nấu chín ở nhiệt độ phòng quá 2 giờ; làm lạnh ngay tất cả thực phẩm đã chế biến và thực phẩm dễ hỏng (dưới 5°C); giữ thực phẩm đã nấu chín ở nhiệt độ cao (trên 60°C) trước khi ăn; không nên bảo quản thực phẩm quá lâu kể cả để trong tủ lạnh và không rã đông thực phẩm đông lạnh ở nhiệt độ phòng.

Sử dụng nước sạch và nguyên liệu tươi

Khi chế biến thực phẩm an toàn người tiêu dùng phải sử dụng nước sạch hoặc nước đã qua xử lý để chế biến; chọn mua thực phẩm tươi, nguyên dạng. Thực phẩm đã qua chế biến phải đảm bảo an toàn, ví dụ như sữa thanh trùng; rửa sạch rau quả, đặc biệt là rau quả ăn sống; không dùng thực phẩm đã hết hạn sử dụng.

Hiện nay: ATVSTP.ORG.VN hỗ trợ mọi thủ tục giấy tờ nhanh và đầy đủ nhất tại khu vực Tp.Hồ Chí Minh. Các khu vực khác vui lòng gọi Hotline: 0909.730.849 để chúng tôi tư vấn đầy đủ tốt nhất cho bạn theo từng khu vực. Xin cảm ơn. Địa chỉ: 47/111 Nguyễn Hữu Tiến, Phường Tây Thạnh, Quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 0975 730 849

Website: https://atvstp.org.vn

Nguồn: https://1thegioi.vn/5-chia-khoa-vang-de-giu-thuc-pham-an-toan-trong-mua-nang-nong-215391.html


Posted

in

by

Tags:

Comments

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *