5 tháng đầu năm nay, cả nước xảy ra 36 vụ ngộ độc thực phẩm. Tuy số vụ giảm so với cùng kỳ năm 2023 nhưng có nhiều vụ lớn lên đến hàng trăm người.
Gia tăng số vụ ngộ độc lớn
Theo báo cáo của Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), trong 5 năm gần đây, trung bình mỗi năm cả nước ghi nhận khoảng 100 vụ ngộ độc thực phẩm; giai đoạn trước đó là 160 vụ/năm. 5 tháng đầu năm nay, cả nước ghi nhận 36 vụ ngộ độc thực phẩm, giảm 4 vụ so với cùng kỳ năm 2023, tuy nhiên số ca mắc lại tăng hơn 1.432 người; trong đó số vụ ngộ độc lớn hơn hoặc bằng 30 người là 10 ca, tăng 3 ca so với cùng kỳ năm trước.
Trong số các vụ ngộ độc gần đây nổi lên một số vụ lớn gây hoang mang dư luận như: Ở Sóc Trăng, vụ ngộ độc xảy ra hồi tháng 1/2024 tại hộ kinh doanh bánh mì Thu Hà làm 150 người mắc và đi viện; tỉnh Khánh Hòa, vụ ngộ độc xảy ra tháng 3/2024 tại quán cơm gà Trâm Anh làm 369 người mắc và đi viện; tỉnh Đồng Nai, vụ ngộ độc xảy ra tháng 4/2024 tại tiệm bánh mì Cô Băng làm 547 người mắc và đi viện; Vĩnh Phúc, vụ ngộ độc xảy ra ngày 14/5/2024 làm 438 người mắc và đi viện…
Kết quả của cơ quan chức năng cho thấy, trong số những vụ ngộ độc đầu năm 2024 có 11 vụ ngộ độc thực phẩm liên quan đến vi sinh vật, khiến 1.241 người mắc, không ghi nhận trường hợp tử vong, chiếm 30,6% tổng số vụ nhưng chiếm đến 58% số mắc; 2 vụ ngộ độc xảy ra do nguyên nhân hóa chất; 6 vụ do độc tố tự nhiên; 17 vụ ngộ độc không xác định nguyên nhân.
Phân tích nguyên nhân gây ra các vụ ngộ độc thực phẩm, TS. Nguyễn Hùng Long – Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm – cho biết: Dẫn đến tình trạng ngộ độc thực phẩm có cả nguyên nhân khách quan như năm nay thời tiết nắng nóng bất thường, thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh, nhất là vi khuẩn bệnh đường ruột.
Về chủ quan, một số địa phương còn thiếu nhân lực, vật lực thực hiện công tác an toàn thực phẩm. Bên cạnh đó, do kinh tế còn khó khăn nên không ít doanh nghiệp bất chấp nhập thực phẩm giá rẻ không rõ nguồn gốc để tối đa lợi nhuận.
Sự phối hợp giữa các ban ngành, UBND đặc biệt ở tuyến cơ sở chưa tốt dẫn đến tình trạng cơ sở không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, không đảm bảo điều kiện an toàn thực phẩm vẫn hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc cơ sở có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm về kinh doanh các sản phẩn nông sản nhưng lại thu gom nguyên liệu trôi nổi ngoài thị trường, không rõ nguồn gốc xuất xứ, không được kiểm soát an toàn thực phẩm…
Khó truy suất nguồn gốc
Nhiều ý kiến bày tỏ, để giảm thiểu được số vụ ngộ độ thì phải truy xuất được nguồn gốc thực phẩm mới cảnh báo trên diện rộng, tuy nhiên nhiều vụ ngộ độc thực phẩm khó truy xuất nguồn gốc thậm chí không truy xuất được.
Dẫn chứng về vụ ngộ độc thực phẩm tại Vĩnh Phúc, ông Lê Hồng Trung – Giám đốc Sở Y tế tỉnh Vĩnh Phúc – cho biết, kết quả kiểm nghiệm vụ ngộ độc khiến hàng trăm công nhân của Công ty TNHH Shinwon Ebenezer Việt Nam trên địa bàn tỉnh mắc phát hiện vi khuẩn Bacillus cereus trong mẫu thức ăn. Đây là một trong những tác nhân chính gây ngộ độc thực phẩm ở người. Món ăn nghi gây ngộ độc là canh giá đỗ nấu thịt nạc, có thêm thành phần gồm quả chua me, hành lá và mùi ta.
“Kết quả điều tra cho thấy, trong lúc chế biến bữa trưa ngày 14/5, do bị thiếu 6kg giá đỗ nên nhân viên bếp ăn đã ra chợ Vĩnh Yên mua thêm cho đủ số lượng. Đơn vị đặt rau cung cấp cho bếp ăn có đủ giấy tờ theo yêu cầu nhưng rau lại mua ở chợ. Đây là lỗ hổng, hiện cơ quan chức năng của tỉnh vẫn tiếp tục điều tra, truy xuất nguyên nhân vụ việc này“, ông Trung thông tin.
Cũng liên quan đến vụ ngộ độc tập thể này, Cục An toàn thực phẩm thông tin kết quả điều tra cho thấy, nhiều thực phẩm được bếp ăn tập thể mua ở đơn vị cung cấp nhưng truy xuất đến cùng đơn vị cung cấp này lại mua ở chợ dân sinh không có giấy phép kinh doanh, không có hợp đồng, phiếu giao nhận thực phẩm. Kết quả điều tra cho thấy, phần chả lụa được cung cấp tại một công ty tại Hà Nội truy xuất được nguồn gốc song truy xuất sâu hơn thì thịt lợn để làm chả lại được cơ sở mua tự do tại chợ không kiểm soát được.
Ngoài vụ ngộ độc nêu trên, nhiều trường hợp các cơ sở kinh doanh thực phẩm dù được cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm nhưng thực tế lô nguyên liệu đó có được nhập và chuẩn bị ở cơ sở đó hay không còn khó kiểm soát.
Hiện nay: ATVSTP.ORG.VN hỗ trợ mọi thủ tục giấy tờ nhanh và đầy đủ nhất tại khu vực Tp.Hồ Chí Minh. Các khu vực khác vui lòng gọi Hotline: 0909.730.849 để chúng tôi tư vấn đầy đủ tốt nhất cho bạn theo từng khu vực. Xin cảm ơn. Địa chỉ: 47/111 Nguyễn Hữu Tiến, Phường Tây Thạnh, Quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh.
Điện thoại: 0975 730 849
Website: https://atvstp.org.vn
Nguồn: https://congthuong.vn/thuc-pham-di-long-vong-kho-dam-bao-an-toan-321689.html
Trả lời